10:27 08/06/2020 Lượt xem: 566
Kế sữa được nhân rộng và gieo trồng trực tiếp bằng hạt ở nhiều nơi trên thế giới. Môi trường lý tưởng để kế sữa sinh trưởng và phát triển là vùng khô ráo, nhiều ánh nắng mặt trời. Sau khi đơm hoa kết trái, quả của cây kế sữa được thu hoạch để phục vụ các mục đích y học.
Từ thế kỷ 4 trước Công Nguyên, hạt kế sữa đã được người Hy Lạp cổ đại sử dụng làm thuốc bảo vệ gan. Đến thế kỷ 16 cho tới nay, người châu Âu đã bào chế cây kế sữa thành một loại thuốc chuyên điều trị các bệnh liên quan đến gan mật.
Trong khoảng 50 năm trở lại đây, các nhà khoa học trên thế giới đã khám phá ra thành phần dược chất chính có trong chiết xuất cây kế sữa. Đó là một hợp chất phức tạp có tên gọi chung là silymarin. Silymarin có chứa nhiều flavonolignands (silybinin, silychristin và silydianin) đều là những hoạt chất có nhiều công dụng khác nhau. Thông thường, hạt và trái cây kế sữa chứa khoảng 70 – 80% chất flavonolignands nếu được bào chế đúng cách.
● Chống nắng cho da: Các nhà khoa học cho biết, chất phytochemical có trong hợp chất silymarin của cây kế sữa có tác dụng ức chế tia UV gây ra các phản ứng oxy hóa trên da. Hoạt chất này cũng giúp làm giảm tổn thương da do xạ trị ở các bệnh nhân ung thư.
● Chống lão hóa da: Gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị lão hóa và hình thành các vết nám, sạm, tàn nhang. Nhờ chứa hoạt chất chống oxy hóa mạnh nên cây kế sữa có khả năng trung hòa gốc tự do, giúp ngăn chặn chứng lão hóa da, các vết đồi mồi và nếp nhăn hiệu quả.
Theo suckhoedoisong.vn